HOA SEN TRÊN GỐM SỨ – Ý NGHĨA PHONG THUỶ MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Hoa sen trong phật giáo sứ vạn niên

Hoa sen trên gốm sứ (Hoa Sen) là loài hoa kỳ diệu, gắn liền với Phật Giáo và chùa chiền thanh tịnh. Tại Việt Nam hoa sen còn gắn với hình ảnh của Bác Hồ – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Vậy hoa Sen có ý nghĩa gì trong Phật giáo? Hãy cùng Sứ Vạn Niên tìm hiểu ý nghĩa của loài hoa đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về hình ảnh Hoa Sen trên gốm sứ

Hoa sen trên gốm sứ vạn niên

Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Nội dung tóm tắt

Hoa Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae, thuộc nhóm thực vật thủy sinh. Hoa Sen có tên gọi tiếng Anh là Lotus, gọi theo Hán ngữ thì là Liên hoa.

Tại Việt Nam, hoa Sen thể hiện sức sống mãnh liệt, thanh khiết, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” – Hình ảnh về ý chí quật cường của nhân dân Việt Nam. Do đó, vào năm 2011, hoa Sen đã chính thức được chọn làm Quốc hoa của Việt Nam.

Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Hoa sen

Hoa Sen được tạo nên bởi những chiếc cánh hồng mong manh, mang vẻ đẹp thanh khiết, mỏng manh nhưng chan chứa sức sống mãnh liệt. Dù sống giữa bùn lầy hôi tanh nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên tỏa tỏa hương thơm ngát mang mọi sự tinh túy của đất trời cùng màu sắc nhẹ nhàng, thanh khiết.

Đây chính biểu tượng của sự vươn lên mạnh mẽ bất chấp mọi nghịch cảnh để đón ánh bình minh. Cùng chính vì vậy, hoa Sen luôn được ví với hình ảnh của những người dân Việt Nam kiên cường bất khuất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ tự do và lầm lòng liêm khiết, trong sạch.

2. Ý nghĩa của Hoa Sen trên gốm sứ trong Phật giáo

Nhắc đến ý nghĩa của Hoa Sen trong Phật Giáo, chúng ta cần nhớ đến điển tích về Đức phật và Hoa Sen. Chuyện kể rằng, khi Đức Phật Thích Ca vừa chào đời, ngài đã bước đi bảy bước, dưới mỗi bước chân của ngày đều được nâng đỡ bởi tòa hoa Sen.

Từ đó, Bông Sen đã luôn đi cùng ngày trong hành trình Phật giáo và kéo dài cho đến ngày nay. Hình ảnh các vị phật tối cao như: Đức phật, Phật tổ, Bồ tát,… cũng đều ngự tọa trên hoa Sen hoặc tay chắp lại như hình búp sen

Hoa Sen là hình ảnh đại diện cho sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành và thanh cao. Do cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho giá trị đạo đức, tâm thánh thiện và thuần khiết mà Phật pháp luôn hướng con người đi đến với những nhân cách cao đẹp.

Phật bà Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Hình ảnh Phật Bà Quan Âm ngự trên hoa sen

Phật giáo lấy hoa Sen làm Phật đài, đại diện cho 8 đặc tính của giới phật gia: Trừng thanh – Không nhiễm – Kiên nhẫn -Thanh lương – Viên dung – Ngẫu không – Hành trực – Bồng thực.

  • Trừng thanh (trong suốt):

Hoa Sen có điểm rất đặc biệt đó là chỉ cần hoa Sen mọc ở đâu thì nước ở đó sẽ trở nên trong suốt. Điều này trong nhà phật có nghĩa là Phật đi đến đầy thì ở đó tâm tính con người sẽ trở nên trong sạch, cuộc sống ở đó sẽ được thanh bình, hạnh phúc.

  • Không nhiễm:

Không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài khiến thay đổi tâm thức, thoái hóa nhân cách. Điều này tương ứng với câu ví “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của hoa Sen. Thông qua hình ảnh này, Chư Phật đang muốn hướng con người đến sự thanh bạch, dù có thể phải tiếp xúc với môi trường “ô nhiễm”, gặp nhiều kẻ xấu nhưng vẫn không để tâm hồn và lý trí bị ảnh hưởng.

  • Kiên nhẫn:

Đây là phần đức tính quan trọng mà đức phật mong muốn con người tu luyện. Sự kiên nhẫn của hoa Sen được hình thành từ quá trình sinh trưởng trong bùn lầy cho đến khi vươn lên trên mặt nước để mang đến những bông Sen đẹp say đắm lòng người và tỏa ngát hương thơm. Đức Phật muốn dạy cho con người muốn thành công phải có sự kiên nhẫn vượt qua khó khăn mới gặt hái được thành quả xứng đáng.

  • Thanh lương:

Nếu những loài hoa khác đua nhau nở vào mùa xuân ấm áp thì hoa Sen là khoe sắc vào mùa hạ khắc nghiệt, nóng bức. Điều này cho thấy ý chí vươn lên mãnh liệt, bất chấp sự thiêu đốt của mặt trời, để vươn lên. Chư Phật cũng muốn thông qua hoa Sen để răn dạy chúng sinh hay luôn tưới mát những tâm hồn để khắc phục vượt qua thách thức.

  • Viên dung:

Từ khi hoa Sen nở cho đến khi hoa tan, loài hoa này đều chưa bao giờ bị ong bướm đến làm hư hoại nhờ sự bảo vệ của những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây chính là biểu tượng cho bản tính viên dung vô hại vốn có của con người từ khi sinh ra.

  • Ngẫu không (Không chấp nhặt, để bụng):

Đức tính “hỷ, xả” trong giáo lý của Phật. Dù cuộc sống phải gặp rất nhiều nỗi lo toan, hỷ – nộ – ái – ố những tuyệt đối không sân si để giữ cho tâm hồn thanh bạch, thiên lương.

  • Hành trực (tính cách ngay thẳng, chính trực)

Đây cũng chính là hình ảnh vươn lên thẳng tắp, hướng lên phía trước đón ánh sáng bầu trời. Đức tính mà con người cần phải rèn rũa, cố gắng phấn đấu vươn lên.

  • Bồng thực:

Đây là đặc tính mà chi ở hoa Sen mới có, tức là hoa và trái cùng xuất với nhau. Điều này nói lên một triết lý sống: nhân quả luôn song hành nhau hay lời dạy “gieo nhân nào thì gặt quả nấy” trong nhà phật.

phật thích ca mâu ni Hoa sen trên gốm sứ

Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên hoa sen

3. Lưu ý về vật phẩm thờ cúng Phật

  • Lựa chọn vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Phật

Qua hình ảnh hoa Sen, chúng ta có thể thấy được sự thanh bạch, từ bi của ngài muốn gửi đến chúng sinh. Hoa Sen cũng là hình ảnh luôn đi theo Ngài trên hành trình đi tìm triết lý sống. Hướng con người đi theo cái thiện, sự từ bi, trí tuệ của Ngài.Chúng ta thờ Phật cũng là mong muốn hướng đến cái thiện của ngài. Cầu mong được bình an, tốt lành, may mắn đến với gia đình, người thân. Do đó, khi lập bàn thờ Phật tại gia, gia chủ cũng không nên quá cầu kỳ, chỉ cần làm đúng tâm và tránh những sai phạm trong thờ cúng.

Choé Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Choé phong thuỷ thờ cúng đắp nổi hoa sen trên gốm sứ

Bát Thả Hoa Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Bát thả hoa phong thuỷ hoạ tiết Hoa sen trên gốm sứ

Những vật phẩm trên bàn thờ phật cũng chỉ cần những vật dụng đơn giản được làm từ gốm, đồng hoặc gỗ. Tuy nhiên, những vật phần thờ cúng gốm sứ Bát Tràng vẫn được ưu tiên sử dụng đặt trên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên.Thông thường, hình ảnh của Phật luôn gắn liền với hoa sen nên nhiều gia chủ cũng lựa chọn bộ đồ thờ, trang trí họa tiết hoa Sen trên gốm sứ độc đáo để dâng lên đức Phật.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi dát vàng Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi dát vàng hoa sen trên gốm sứ

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi hoa sen trên gốm sứ

Bộ đồ thờ men tràm vẽ vàng Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Bộ đồ thờ men tràm vẽ vàng Hoa sen trên gốm sứ

Bộ đồ thờ men tràm cổ vẽ tay Hoa sen trên gốm sứ Bát Tràng

Bộ đồ thờ men tràm cổ vuốt tay vẽ hoa sen trên gốm sứ

  • Lưu ý về cách sắp xếp vật phẩm trên bàn thờ Phật

Để giữ sự thanh tịnh và tôn trọng đối với đức Phật, gia chủ nên đặt tách biệt bàn thờ Phật và bàn thờ Gia tiên. Khi chọn vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Phật, gia chủ không nên đặt nậm rượu, chai rượu và những đồ ăn mặn như thịt, cá, giò, chả, … lên bàn thờ. Hay nói cách khác, trên bàn thờ Phật chỉ được phép cúng chay. Khi cúng, lễ vật thờ Phật sẽ đặt hoàn toàn trên ban cao thờ Phật.

Nếu bạn đang muốn tìm cho mình những sản phẩm đồ thờ hay các sản phẩm gốm sứ cao cấp khác. Hãy để lại thông tin “Số điện thoại” qua Zalo, Messenger hoặc liên hệ tới Hotline: 0986.426.836 hoặc 0963.699.963

 

Công ty TNHH Sứ Vạn Niên

MST: 0109858808

Địa chỉ: Số 27 Phố Gốm, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0986.426.836 – 0963.699.963

Website: Suvannien.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CHUẨN BỊ LỄ CÚNG KHAI TRƯƠNG BUÔN BÁN ĐƠN GIẢN

Trong đời sống tâm linh của người Việt, lễ cúng khai trương buôn bán không

Xem thêm
LỄ CÚNG CHÚNG SINH RẰM THÁNG 7

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, Rằm tháng 7 hay còn gọi

Xem thêm
CÚNG RẰM NGÀY 14 CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, cúng rằm hàng tháng là một

Xem thêm
TẠI SAO CẦN CHỌN NGÀY TỐT ĐỂ THỈNH THẦN TÀI THỔ ĐỊA?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, việc thờ cúng Thần Tài và

Xem thêm
CÚNG CẢ NĂM KHÔNG BẰNG RẰM THÁNG 7

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, Rằm tháng 7, còn gọi là

Xem thêm
TẠI SAO LẠI DÙNG CÁ CHÉP VÀNG TRONG LỄ CÚNG ÔNG TÁO?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, lễ cúng Ông Táo vào ngày

Xem thêm

Bình luận đã được đóng lại.