Thông thường, việc thờ cúng Thần Tài và Ông Địa thường đi liền với nhau, người ta cùng thờ cúng hai vị thần này ở một bàn thờ. Thế nhưng cũng có lúc người ta tách riêng bàn thờ ông Địa và Thần tài ra để thờ riêng
- Ông Địa là người cai quản đất đai – mảnh đất gia chủ đang sống và làm việc, do đó mà bất kỳ ai ra vào nhà cũng cần phải có được sự cho phép và giám sát của vị thần này.
- Ồng Thần tài thì là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, mang đặc trưng của công việc buôn bán, kinh tế, mang đặc trưng của giao thương buôn bán.
Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài và Ông địa thì gia chủ bên cạnh hương đăng trà quả thì không thể thiếu các vật cúng kiếng cơ bản, giúp tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường buôn bán như sau:
- Tượng Ông Địa Thần Tài: Trên bàn thờ Thần Tài đương nhiên cần có một bức tượng Thần Tài bằng sứ, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo. Khi sắp xếp tượng của 2 vị thần này để thờ phụng trên bàn thờ thì gia chủ cần lưu ý nên đặt ông Thần tài ở bên trái, bên phải là Ông Địa.
- Ba Hũ tam tài: gạo, muối, nước
- Bát Hương: Đây là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài
- Lọ hoa tuơi: Lọ hoa tươi luôn đặt ở bên tay phải trên bàn thờ của Thần Tài
- Đĩa trái cây (Mâm bồng): Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý
- Kỷ thờ: Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu chó sự phát triển, sinh sôi, giúp tài lộc được thịnh vượng